Tổng quan văn hóa Hình_tượng_loài_thú_trong_văn_hóa

Vai trò đời sống

Một dĩa da lợn, thịt lợn là thức ăn quan trọng trong bữa ăn nơi (hình trên) và một chén sữa tươi, sữa từ loài thú và chế phẩm sữa có vai trò thiết yếu
Họa phẩm về quầy thịt ở chợ, thịt từ loài thú nhiều nhất trên quầy

Động vật có vú là một bộ phận lớn của các loài gia súc chăn nuôi cho thịt và các sản phẩm từ sữa trên toàn thế giới, dù được canh tác một cách kỹ lưỡng hay bởi sự di chuyển của động vật hoang dã. Chúng bao gồm khoảng 1,4 tỷ con bò, 1,2 tỷ con cừu, 1 tỷ con lợn, và trên 700 triệu con thỏ. Giá trị sản xuất chăn nuôi gia súc toàn cầu năm 2013 ước tính đạt khoảng 883 tỷ đô la. Jared Diamond nhận thấy rằng các động vật có vú lớn đã được thuần hoá tiêu thụ một chế độ ăn uống mà con người có thể cung cấp, chúng tăng trưởng nhanh và sinh sản thường xuyên và luôn sẵn sàng sinh sản.

Chúng có hệ thống phân cấp thống trị của đàn gia súc thuận tiện và luôn điềm tĩnh khi bị giam nhốt. Carlos Driscoll và các đồng nghiệp đã đưa ra một kết luận tương tự, quan sát thấy rằng thú nuôi đã được thiết kế một cách thông minh để thay đổi thành phần di truyền của sinh vật tự nhiên đã làm cho các công cụ thực sự. Theo một nghĩa nào đó, nông dân thời kỳ đồ đá mới là nhà di truyền học đầu tiên và nông nghiệp là đòn bẩy mà họ cải biến thế giới. Đối với các bộ tộc du mục, việc nuôi các loài vật này mang đến cho họ một nguồn giá trị rất to lớn. Việc nuôi dê và cừu thực sự phù hợp với điều kiện của các tộc du mục bởi chúng không đòi hỏi quá nhiều công sức chăm sóc.

Từ xưa, lông thúda thú được đan, may thành quần áo. Gia súc dã cung cấp một phần lớn nguyên liệu da thành phẩm được sử dụng cho các sản phẩm quần áo như giày dép, túi xách và thắt lưng và những mặt hàng thời trang. Len đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ cho quần áo bao gồm cả phù hợp và cũng như hàng dệt kim. Nguồn gốc của len từ cừu, và sau đó là một số giống dê lấy len. Ở thần thoại Na Uy có “Berserker” nghĩa là “bear coat” (áo choàng gấu) để chỉ một lớp da thú lớn thường được các chiến binh khoác trong khi chiến đấu, các chiến binh dũng mãnh nhất kiểu này được truyền tụng là có bản tính thú vật, dã man như loại da thú mà họ choàng trên người, hầu hết mặc da gấu nhưng Úlfhéðnar là mang bộ da sói.

Ngoài ra, chăn nuôi gia súc được ví như có một đồ dự trữ của người xưa, vì nó cung cấp một không gian dự trữ dinh dưỡng cho ngày mai, trong quá trình chăn nuôi, họ nhận ra các loài vật này đều nuôi con bằng sữa mẹ, có nghĩa là sữa của chúng là bổ dưỡng, từ đó, đã học được cách vắt sữa từ các loài thú để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và cũng có ý nghĩa hạn chế tập tính giết thú lấy thịt, vì việc vắt sữa cung cấp nguồn dinh dưỡng lâu dài hơn hẳn. Con người nhờ có tiến hóa và tập tính chăn nuôi động vật lấy sữa đã dẫn đến thói quen uống sữa ngay cả khi đã trưởng thành. Sữa được coi là thực phẩm lành mạnh, các loại chất dinh dưỡng đều được tìm thấy trong sữa, các vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrate và chất béo thiết yếu có trong sữa làm cho nó trở thành một thực phẩm tốt cho con người[2].

Gia súc đang lao tác bao gồm gia súc (trâu, bò, lạc đà, ngựa) đã được sử dụng để làm việc và vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, số lượng chúng giảm đi khi chuyên chở cơ giới hoá và hiện đại hóa. Năm 2004, chúng vẫn cung cấp khoảng 80% năng lượng cho các trang trại nhỏ chủ yếu ở các nước nghèo, và khoảng 20% lượng vận tải thế giới, chủ yếu ở các vùng nông thôn. Ở vùng núi non không phù hợp với xe có bánh lái, súc vật tiếp tục vận chuyển hàng hoá đắc lực. Ở những vùng hạn chế về công suất máy móc, một số loại gia súc được sử dụng không chỉ để làm đất và các mục đích trang trại khác, mà còn để vận chuyển người và hàng hóa, nhất là những vùng núi non, đồi đèo, rẻo cao, địa hình hiểm trở khi phương tiện cơ giới là chưa thể (ngựa thồ).

Chăn nuôi gia súc cung cấp nhiều loại thực phẩm và sản phẩm phi thực phẩm; thứ hai bao gồm da, len, dược phẩm, sản phẩm xương, protein công nghiệp và chất béo. Đối với nhiều lò mổ, rất ít sinh khối động vật có thể bị lãng phí khi giết mổ. Ngay cả những chất trong ruột bị loại bỏ khi giết mổ có thể được thu hồi để sử dụng làm phân bón. Phân gia súc giúp duy trì độ phì nhiêu của các vùng đất chăn thả. Phân chuồng thường được thu thập từ các chuồng trại và khu vực cho ăn để bón cho đất trồng trọt. Ở một số nơi, phân thú được sử dụng làm nhiên liệu, trực tiếp (như ở một số nước đang phát triển), hoặc gián tiếp (như một nguồn mêtan để sưởi ấm hoặc để tạo ra điện).

Động vật có vú đóng vai trò quan trọng trong khoa học như động vật thực nghiệm với những thí nghiệm trên động vật, cả trong nghiên cứu sinh học cơ bản, như di truyền, và trong việc phát triển các loại thuốc mới, phải được kiểm tra một cách triệt để để chứng minh sự an toàn của chúng. Hàng triệu động vật có vú, đặc biệt là chuột bạch, được sử dụng trong các thí nghiệm mỗi năm. Một tỷ lệ nhỏ các động vật có vú là động vật linh trưởng không phải là con người, như khỉ nâu đỏ và khỉ ăn cua, được sử dụng trong nghiên cứu cho sự giống nhau của chúng với con người nhất là về hệ gen, đặc điểm cơ thể và tập tính. Trong các loài thú thì loài chuột có vai trò quan trọng trong nền khoa học như là vật thí nghiệm lý tưởng về sinh học, khi ngành di truyền học có những bước đi đầu tiên thì chuột được coi như một vật mẫu khoa học rộng rãi. Với thân hình nhỏ bé, khả năng sinh sản nhanh (21 ngày mang thai) và tương đồng với con người về sinh lý và di truyền (90% các gien người giống chuột), chuột trở thành vật thí nghiệm tối ưu, rẻ tiền, sẵn có.

Trong quan niệm

Một số loài thú hiện diện trong văn hóa truyền thống trên khắp thế giới, hàm chứa những ý nghĩa tích cực, linh thiêng và cả những ý nghĩa tiêu cực. Những biểu tượng của các loài thú thường thấy như Sư tử vốn là vua của muôn thú, không e sợ bất cứ loài thú nào, tiếng hống, tiếng gầm của sư tử còn khiến loài khác phải khiếp sợ mà khiếp phục. Voi được coi là biểu tượng về sức mạnh của tinh thần, một con voi to lớn hoang dã thì dường như không thể kiểm soát nổi nhưng khi được thuần hóa thì chúng được chế ngự với tinh thần bất khuất, không quay về bản tính hoang dã xưa. Tê giác thì là loài vật được xuất hiện trong bài “Kinh tê giác” và trở thành biểu tượng cho những người tu hành kiên trì dù cho không có bạn tu hành nhưng vẫn một mình tu tập tâm ý cho đến ngày giải thoát. Ngựa tượng trưng cho sự trung thành, nhanh nhạy, gần gũi với con người cũng là biểu tượng của năng lượng và sức lực trong việc hành pháp[3].

Trâu là con vật mang nhiều đức tính tốt như hiền lành, bền bỉ, mạnh mẽ, trâu được coi là biểu tượng của sự an lành, no đủ, mang lại may mắn và tài lộc dồi dào, con trâu vốn là loài có bản tính siêng năng, nhẫn nại không hung hăng nhưng lại vô trí, phật giáo Đại thừa thường lấy việc chăn trâu dụ cho việc luyện tâm cần công phu tu tập lâu ngày. Gấu là biểu tượng may mắn đối với những người Mỹ bản địa, người Siberia cổ và nhóm những người di cư tới Alaska (Mỹ). Còn chuột thì nếu thấy chuột xuất hiện trong nhà vào ban trưa là điềm báo gia chủ dễ bị hao tài, nếu thấy chuột reo trong nhà lại là báo tin vui, nếu đặt bẫy chuột và thấy có hai con cùng sập bẫy thì gặp được may mắn, nếu chuột kéo nhau hàng đàn ra khỏi nhà nào báo hiệu trong nhà sẽ gặp nhiều bất hạnh rủi ro.

Cầy Fosa trong mê tín của dân địa phương là sinh vật nguy hiểm

Sự mê tín, niềm tin về việc biết trước hoặc thay đổi được một số điều vận rủi tồn tại khắp nơi trên thế giới, đó là các "động vật ma thuật" gồm cả những con vật thần thoại không được khoa học công nhận và các loài có tồn tại trên thực tế và được cho là có khả năng ma thuật đối phó với tâm lý mê tín dị đoan lại là lĩnh vực đạo đức khá tế nhị đối với các nhà bảo tồn nếu chỉ nói một cách đơn giản với mọi người là hãy từ bỏ niềm tin của họ đi thì điều đó có thể làm hỏng cả một hệ thống niềm tin phức tạp kết nối mọi người với thiên nhiên, cả giới khoa học cũng ngại đụng chạm tới vấn đề mê tín cho thấy văn hoá dân gian có thể gây ảnh hưởng tới mức nào[4].

phương Tây niềm mê tín phổ biến nỗi người ta kiêng kỵ mèo mun xem loài mèo đen là gắn liền với phù thủy, cái chết, điềm gở, bị đồn nhập hồn vào xác chết, còn trên khắp Nam Mỹ, nỗi bất hạnh và xui xẻo cũng thường được gắn với loài vật bốn chân này và những loài thú khác, tại Chile, loài mèo đốm kodkod còn được gọi là guiña (Leopardus guigna) loài mèo hoang nhỏ nhất trên lục địa Nam Mỹ lại bị coi là kẻ trộm, và nếu chúng xông vào chuồng gà thì gia đình sẽ có người chết. Loài cầy Fossa hay cầy báo (Cryptoprocta ferox) là loài động vật săn mồi, reo rắc sự sợ hãi cho những người mê tín tại đảo Madagascar nhưng không nguy hiểm đối với con người như người như trong chuyện kể dân gian[5].

Hình ảnh con cáo hơi thảo mai, lươn lẹo, nên thường sử dụng tính từ “cáo già” thể hiện sự tiêu cực, chỉ ai đó chỉ biết đạt mục đích cho mình[6]. Con cáo là tâm điểm trong nhiều tín ngưỡng dân gian từ thời Đế chế Inca. Trong các câu chuyện dân gian của người Inca, cáo được coi là kẻ lừa dối và kín đáo, Tại Brazil thì loài cáo ăn cua (Cerdocyon thous) bị coi là đem lại những chuyện xui xẻo ở Brazil, nhiều nơi ở Brazil, cáo ăn cua bị coi là loài vật nham hiểm, đem đến toàn điều xui xẻo, vì là loài thú ăn tạp cho nên việc chúng đi kiếm mồi vào mùa mưa và hay mò bắt ăn cua trên vùng đồng bằng ngập nước tạo ra xung đột với con người và con người ta không tin tưởng các loài vật đe dọa đến gia súc, gia cầm của họ và coi chúng là đối thủ cạnh tranh trong cuộc săn mồi[7].

Khỉ Aye-aye chỉ sống tại đảo Madagascar nặng 3kg, và dài khoảng 40 cm, với một chiếc đuôi xù đầy lông, dài tương đương với cơ thể, toàn thân được che phủ bởi bộ lông dài và dày màu nâu sẫm, khiến chúng trông như một cuộn len xù xì, tai nhìn như tai dơi, mắt to tròn, trố và tròng mắt hơi ngả màu nâu vàng, chúng được coi là hiện thân của quỷ dữ, những người dân bản địa trên hòn đảo Madagascar tin rằng, gặp phải loài khỉ này sẽ mang đến những điều không hay, đặc biệt liên quan đến cái chết, chính vì thế khi gặp phải bắt và đâm vào làm hỏng mắt của chúng, vì bị coi là điềm báo của quỷ dữ, nên chúng bị người dân ở Madagascar ghét bỏ[8].

Sống trong khu rừng tre rậm rạp nhất Chile thuộc vùng rừng trên dãy núi Andes ở miền nam lục địa Nam Mỹ là một loài vật sống về đêm khá gây tò mò, loài khỉ bụi rậm nhỏ trong tiếng Tây Ban Nha nó được gọi là Monito del monte (Dromiciops gliroides) là một loài khỉ núi bé nhỏ, trông giống như chuột sóc, nhưng là một loài thú có túi vô hại, nhưng tâm lý mê tín ở địa phương cũng đẩy loài này vào tình trạng rủi ro vì về việc người dân địa phương đốt trụi những căn nhà khi phát hiện ra là có khỉ bụi rậm nhỏ ở bên trong, chuyện nay rõ ràng là chuyện xui xẻo cho cả loài động vật này lẫn cho chủ nhà, và cảnh này đã xảy ra lặp đi lặp lại qua năm tháng, cách hiểu về loài khỉ núi bé nhỏ này ở mọi người là khác nhau, ở một số nơi nó thể hiện sự xui xẻo, nhưng ở một số nơi khác nó lại được cho là đem đến sự may mắn[9].

Những quái thú

Tượng nữ nhân sư kiểu hiện đạiTranh vẽ Beauty and the Beast (1875), quái thú có hình dạng của một con lợn rừng

Trong văn hóa, động vật nói chung đôi khi được đồng nhất là thú, ví dụ như Tứ đại thần thú, tứ đại hung thú, dị thú, ác thú, linh thú. Và được thể hiện nhiều trong văn hóa Đông Tây. Trong văn hóa Trung Hoa có những thư tịch ghi chép lại các loài dị thú, thần thú thời cổ. Trong Kinh Thánh cũng mô tả những sinh vật quái thú hoặc thần thú như Cherubim là sinh vật trên trời "Còn như hình mặt nó, thì bốn con đều có mặt người; bốn con đều có mặt sư tử ở bên hữu; bốn con đều có mặt bò ở bên tả; và bốn con đều có mặt chim ưng. Những mặt và cánh phân rẽ ra bởi trên cao; mỗi con có hai cánh giáp với nhau, và có hai cánh che thân mình" (Sách Ezekiel 1:10-11).

Cherubim được tin rằng là người bảo vệ con đường đến Cây Sự sống trong Vườn Địa đàng. Behemoth là một con vật to lớn, cái tên của nó đã mang ý nghĩa “khổng lồ”, nó được cho là sinh vật nguyên thủy và được nhiều loài động vật sợ hãi vì tiếng gầm hùng mạnh, nhưng nó lại khá hiền hòa và là một loài ăn cây cỏ. Những mô tả xác thực về cái đuôi của nó là điều khiến một số người tin rằng nó là một con khủng long thời Kinh Thánh, trong khi những người khác nghĩ rằng nó là một loài giống như hà mã hay voi thời hiện đại, Behemoth kiểm soát vùng đất cạn.

Hình tượng Nhân sư xuất hiện trong nền văn minh Ai Cập và hiện diện trong thần thoại Hy Lạp, đây là loại linh vật thường được khắc họa với đầu người, mình sư tử và đôi cánh của loài chim (đôi cánh đại bàng). Nhân sư có thể là nam hoặc nữ, nhưng luôn rất khôn ngoan và không tha thứ. Nhân sư Ai Cập thường mang khuôn mặt đàn ông trong khi ở Hy Lạp thường là nữ[10]. Nhân sư nổi tiếng ở Hy Lạp là con từng gác cửa vào thành phố Thebes, nó thường đưa ra những câu hỏi bí hiểm cho những ai muốn vào thành. Một trong những câu đố nổi tiếng nhất của nhân sư chính là: “Sinh vật nào đi bằng 4 chân vào buổi sáng, 2 chân vào buổi trưa và 3 chân vào buổi chiều, và khi nó càng đi bằng nhiều chân thì nó càng yếu”.

Trong văn hóa phương Tây có loài Điểu sư (Gryphon) là một sinh vật trong những câu chuyện thần thoại với thân, đuôi và chân sau của loài sư tử trong khi đó đầu, cánhmóng vuốt ở chân trước của loài đại bàng, đây là hình tượng phổ biến trong điêu khắc, tạc tượng trên các công trình kiến trúc ở châu Âu. hình dáng cơ bản của nó gần như tương tự với sư tử và trong lượng trung bình của một con Điểu sư sẽ là khoảng 240 kg, nếu tính tỷ lệ trọng lượng cơ thể với chiều dài của sải cánh thì loài này phải có sải cảnh dài ít nhất 24 mét, nghĩa là chiều dài của 1 bên cánh tương đương với một tòa nhà 4-5 tầng do đó, đây là những sinh vật trong truyền thuyết.

Những con dã thú hình người ở thời tiền Thiên chúa châu Âu ở một số nền văn hóa thì chúng còn là sinh vật kỳ vĩ. Ở rất nhiều xã hội khu vực Ấn–Âu và gốc Đức, khái niệm con người trở thành một loài động vật, hoặc ít nhất là hấp thụ những thuộc tính, tài năng và phẩm chất của chúng, thường được gắn liền với tầng lớp chiến binh. Các nền văn hóa thời xưa ở châu Âu nhận ra rằng có một phần sức mạnh đến từ bản chất thú vật và tàn ác, và đó là thứ họ tự nguyện hòa mình vào mà họ có thực sự tin rằng bản thân mình có thể triệu hồi (gọi hồn) và để linh hồn của sói và gấu nhập thân hoặc nếu đó đơn giản chỉ là một cách đơn giản để hù họa kẻ thù trên chiến trường đều không quan trọng bằng sự thật là họ sử dụng bản tính hoang dại là một công cụ để bảo vệ bộ tộc và nền văn minh của mình.

Nhân vật Quái thú trong tiểu thuyết cùng tên không thuộc về một loài động vật cụ thể nào, mà là một chimera tức sinh vật huyền thoại lai, có lẽ sẽ được xếp vào loại động vật ăn thịt nói chung, trong phiên bản hoạt hình năm 1991 thì Quái thú có cái đầu và sừng của một con trâu (một số phiên bản điện ảnh như trong phiên bản năm 2017 thì nó trông như sừng của sơn dương cong như Krampus), cánh tay và cơ thể của một con gấu, lông mày của một con khỉ đột, hàm, răng, nanhbờm của một con sư tử, chiếc ngà của một con lợn lòi, chân và đuôi của một con chó sói. Nó cũng có nét giống với những con quái vật thần thoại như Minotaur hoặc người sói. Quái thú cũng có đôi mắt xanh, một đặc điểm cơ thể không thay đổi cho dù nó là quái thú hay con người. Trái ngược với đối tác ban đầu, Disney đã hình tượng hóa điều này, trong khi những mô tả nguyên gốc thì Quái thú có phần giống con lợn rừng về tổng thể, một số bộ phim thì mô tả nó giống như một dã nhân lông lá (như phiên bản năm 2009), trong phiên bản năm 1946phiên bản năm 2014 thì Quái thú có ngoai hình tổng thể của một con sư tử.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_loài_thú_trong_văn_hóa http://baotanglichsuvn.com/bo-than-nandin-limoaw-k... http://cbs2.com/local/Panda.Cub.Name.2.1318202.htm... http://www.cbsnews.com/8301-205_162-57508413/its-a... http://www.gaypopbuzz.com/gay-wolves-guide/ http://books.google.com/books?id=sDfQpNfdlMQC http://comics.ign.com/top-100-villains/69.html http://www.livescience.com/24741-san-diego-panda-n... http://www.pandasliveon.com/giantpandas/2010/09/go... http://www.southerndecadence.net http://blogs.sandiegozoo.org/blog/2010/09/25/make-...